Bài viết liên quan:
Cách nhận biết Trà Thái Nguyên ngon
[Top] 3 loại đặc sản Chè Thái Nguyên ngon nhất nên thử 1 lần
Mục lục
Nguồn gốc trà đạo của người Việt

Việt Nam có lịch sử văn hóa uống trà khá lâu đời. Theo giai thoại kể lại: “từ cách đây hàng ngàn năm, có vị vua Thần Nông trong một chuyến thăm phương Nam đã uống nhầm một loại lá cây được nấu trong nước sôi. Sau khi uống xong, nhà vua không chỉ cảm thấy tinh thần thoải mái, phấn chấn mà hương vị ngọt chát nơi hậu vị còn làm người lưu luyến. Loại lá cây này được nhà vua gọi là “lá chè” và ngài quyết định nhân giống sử dụng rộng rãi cây chè để sử dụng”.
Một vài quan điểm và ý kiến khác lại cho rằng, văn hoá thưởng trà của Việt Nam được du nhập từ Trung Hoa và ảnh hưởng khá nhiều từ nên văn hóa trà đạo này. Quan điểm về ý kiến đó cũng dễ hiểu bởi nước ta là láng giềng và thời gian lịch sử rất dài chịu cảnh đô hộ. Nhưng điều đó cũng không thể làm mất đi nết đặc trưng và độc đáo của nghệ thuật trà đạo của Việt Nam.
Hiện nay, ở những vùng núi cao như Nghĩa Lộ (Yên Bái), Tà Xùa (Sơn La), Pà Cò (Hòa Bình), Cao Bồ (Hà Giang) người ta vẫn đang thu hoạch những búp trà trên những cây trà có tuổi thọ lên tới 600 năm tuổi.
Cách thưởng trà của người Việt Nam
Cách thưởng trà của những người nông dân Việt Nam hết sức nét bình dị, mộc mạc, đơn sơ mà chứa đựng biết cao câu chuyện tình làng nghĩa xóm, bạn bè thân quen. Là cơ hội để ngồi lại với nhau những lúc trước khi đi làm, hay trong những giờ nghỉ hoặc giải lao.
Văn hóa uống trà rất dễ bắt gặp trong không gian sinh hoạt, quán xá vỉa hè hay trong môi trường lao động. Chén trà tươi mát xuất hiện trong những giờ nghỉ ngơi sau lao động hay ấm nóng vào những ngày đông lạnh giá.
Người Việt ngồi với nhau uống chén trà rồi giãi bày tâm sự, nhâm nhi suy ngẫm về thế sự hay bàn luận các tin tức thời sự nóng hổi. Hay đơn giản chỉ là trong giờ giải lao, ngồi uống với nhau một chén trà.
Còn cầu kỳ và phức tạp hơn là văn hóa nghệ thuật thưởng trà của bộ phận những người đam mê nhiệt huyết và dành nhiều thời gian hơn cho bộ môn này được gọi là trà đạo. Nét đặc sắc đó đòi hỏi phải có không gian đặc trưng riêng và những dụng cụ pha trà chuyên biệt để tạo nên văn hóa trà đạo.
Dụng cụ pha trà trong văn hóa trà đạo Việt Nam
Những dụng cụ không thể thiếu đó là ấm trà, chén trà, hũ đựng trà,…cầu kỳ hơn còn có lọc trà, khay trà, lót ly,…Các dụng cụ này ngày nay cũng đã có những sự thay đổi nhất định về hình dánh, kích thước mẫu mã và chất liệu tạo ra chúng cũng có phần khác biệt đáng kể.

Ấm pha trà
Ấm trà người xưa thường pha bằng ấm tích có hình dạng khá to, bên ngoài được bọc bằng hũ tre có bọc lót vải bên ngoài và rơm bên trong. Ấm trà có tác dụng giữ nhiệt và giữ trọn vẹn được hương vị của trà. Người sành trà thường sử dụng ấm trà được làm từ những làng nghề nổi tiếng như Bát Tràng, Hương Canh, Hải Dương.
Chén uống trà
Chén trà được chia là 2 loại đó là: chén tống và chén quân. Chén tống là loại chén to, dùng để rót trà ra chén quân được đều vị hơn, lọc cặn trà, giảm bớt nhiệt và giúp giữ được màu sắc của trà. Còn chén quân là những chén nhỏ, đa số mọi người thường dùng loại chén này để thưởng trà.
Khay đựng trà
Khay đựng trà giúp cho bàn trà được khô ráo và không bị ướt, xong đó cũng tạo nên sự nhã nhặn và lịch sự của gia chủ. Khay trà có nhiều kiểu dáng, màu sắc và chất liệu khác nhau. Trong đó phổ biến nhất mà người Việt hay sử dụng đó là khay trà làm bằng gỗ, bằng tre với các họa tiết từ đơn giản đến phức tạp.
Hộp đựng trà
Hộp đựng trà có tác dụng để giữ cho trà uống không bị ẩm mốc, tránh bụi bẩn. Hũ đựng có nhiều hình dạng và kích thước phù hợp với mọi nhu cầu của người dùng.
Bàn trà
Bàn trà là thứ quen thuộc không thể thiếu trong gia đình của người Việt. Bàn trà ngày xưa thường là trõng tre, với sự phát triển của xã hội ngày nay thì bàn trà cũng được thiết kế và thay đổi đi rất nhiều từ hình dạng kết cấu cho đến chất liệu như gỗ, sắt, kính,…
Trà đạo Việt Nam là nét văn hóa lâu đời rất bình dị thể hiện tinh thần hiếu khách. Hy vọng qua bài viết này, tintradao giúp bạn sẽ hiểu rõ hơn về văn hóa uống trà cũng như nghệ thuật trà đạo của người Việt Nam. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này!