Hãy khám phá ngay cùng với tintradao qua những thông tin về Sanh vi tướng tử vi thần nghĩa là gì hay nhất và nhanh nhất được tổng hợp đầy đủ bởi chúng tôi
Từ quan đại thần thành dũng tướng đánh Pháp
Cuộc kháng chiến chống Pháp vùng Hải – Hưng đương mạnh thì chủ tướng Đinh Gia Quế qua đời. Tháng 7/1885, vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương, Nguyễn Thiện Thuật trở về nước thành lập căn cứ địa Bãi Sậy, nhận lãnh quyền chỉ huy nghĩa quân, đồng thời thống nhất các lực lượng khởi nghĩa gồm quân của Ngô Quang Huy ở vùng Bắc Ninh và một phần Hưng Yên gọi là Tán Bắc, quân của Nguyễn Hữu Đức ở mạn Hưng Yên, Thái Bình gọi là Tán Nam, quân của Đốc Tít ở Hải Dương và Thủy Nguyên, Tạ Hiện ở Nam Định và Lưu Kỳ, con trai tướng cờ đen Lưu Vĩnh Phúc một tướng khởi nghĩa người Hoa ở vùng Đông Triều – Bắc Giang… Tất cả đều thống nhất dưới sự lãnh đạo của Bắc kỳ Hiệp thống quân vụ Đại thần Nguyễn Thiện Thuật.
Dưới cờ đại nghĩa, dựa vào thế mạnh lòng dân, lấy rừng lau, bờ tre Bãi Sậy làm căn cứ, tự lo binh lương, vũ khí cướp súng giặc đánh giặc, nghĩa quân liên tục tấn công các đồn bốt, chặn các trận càn của quân Pháp, tiến đánh thành Hải Dương… làm cho quân thù thất điên bát đảo. Tài thao lược và ý chí ngoan cường của nghĩa quân Bãi Sậy đã không chỉ làm quân Pháp kinh hoàng mà cả triều đình Huế phải nể trọng. Triều đình phong kiến lúc bấy giờ trước áp lực của người Pháp, đã ra chỉ dụ khuyến hàng bãi binh nhưng Nguyễn Thiện Thuật đã phản ứng bằng cách viết vào chỉ dụ của Vua bốn chữ “Bất khằng thụ chỉ” tức bất tuân chiếu chỉ nhà vua. Mặt khác nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến đấu chống Pháp.
Biết thế cuộc bất lợi, Nguyễn Thiện Thuật trao quyền cầm quân cho người em là Nguyễn Thiện Kế, rồi sang Trung Quốc mưu tính cuộc thế mới. Mộng không thành, ông tiếp tục tham gia hoạt động yêu nước cùng với Duy Tân hội của Phan Bội Châu và Cường Để, tham gia giúp đỡ phong trào Đông du, đưa thanh niên sang Nhật học tập và viết tài liệu làm thơ ca gửi về nước khích lệ phong trào yêu nước quốc nội. Trong khi đó ở nhà, dù bị địch khủng bố đàn áp trả thù nhưng nghĩa binh con cháu Tán Thuật vẫn kiên cường chiến đấu.
Người con cả của Tán Thuật là Cả Tuyển là thuộc tướng của Đề Thám, sau đó tham gia khởi nghĩa Yên Thế đã bị bắt trong một trận đánh và đưa về chặt đầu ở thị trấn Bần Yên Nhân. Rồi Nguyễn Thạc Chi bị bắt đày đi Côn Đảo và đã hy sinh tại đây trong khi lãnh đạo tù nhân nổi dậy không thành. Người em trai và là người kế vị ông là Nguyễn Thiện Kế sau khi mãn hạn tù Côn Đảo bị đưa về quản thúc ở quê hương nhưng vẫn một khí tiết hiên ngang làm quân thù khiếp sợ.
Khởi nghĩa Bãi Sậy là một cuộc kháng chiến oanh liệt ghi đậm vào trang sử dân tộc. Tinh thần yêu nước và quật cường của Nguyễn Thiện Thuật và nghĩa quân Bãi Sậy là bản hùng ca về ý chí vệ quốc của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX.
Lễ tang của cụ Tán ở Xuân Dục – Mỹ Hào – Hưng Yên.
“Sinh vi tướng tinh thần quy <?xml:namespace prefix = st1 />Nam diện/ Tử vi thần tàn cốt ký Long Châu”. Lưu lạc quê người hơn một phần ba thế kỷ, ôm mối sầu cô trung, ông mất trong đau buồn năm 1926. Có nỗi niềm nào lớn hơn tâm sự của một người yêu nước như cụ Tán Thuật, khi bao nhiêu mộng lớn không thành đành lưu lạc nơi viễn xứ nhìn quân thù giày xéo đất nước quê hương. Tôi đồ rằng vì mưu việc lớn, tướng quân đành phải lánh sang Trung Quốc, để rồi sau những ngày bôn ba hoạt động khi sức tàn lực kiệt mà vẫn không còn cơ hội trở về phục quốc như ước nguyện.
Thời gian sống và hoạt động ở Quảng Tây – Trung Quốc, cụ Tán Thuật đã được đối xử theo tinh thần nghĩa hiệp của những người anh hùng hảo hán. Sau khi Pháp ký hiệp định Pháp – Thanh, quân Trung Quốc đánh Pháp ở Việt Nam rút về nước, nhưng tướng Lưu Vĩnh Phúc vẫn giúp người của cụ Tán Thuật mua vũ khí đạn dược đưa về Việt Nam đánh giặc. Đến với phong trào Đông Du, cụ Tán Thuật đã cùng Phan Bội Châu chủ trương đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập. Trong số đó có Nguyễn Thục Chi, người con thứ của Nguyễn Thiện Thuật. Về sau Thục Chi về hoạt động trong nước bị Pháp bắt giam và chết ở nhà tù Côn Đảo.
Hành trình “Quy cố quốc” của người Anh hùng Bãi Sậy
110 năm sau, kể từ ngày tướng quân Nguyễn Thiện Thuật lưu lạc, việc tìm kiếm mộ phần của ông đã được đặt ra. Nhân hội thảo về xây dựng nhà tưởng niệm danh nhân Nguyễn Thiện Thuật tại Hưng Yên quê hương ông, vấn đề đi tìm di cốt người anh hùng Bãi Sậy trên đất Trung Hoa được đề cập. Nhà văn Học Phi đã khóc khi nhắc nhớ cuộc đời và sự nghiệp cụ Tán Thuật. Nhà văn nhấn mạnh rằng: Nếu không tìm được mộ phần cụ Tán đặng di về cố quận là chúng ta thất nghĩa với tiền nhân.
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên đồng tình với ý tưởng ấy và quyết định giao cho ngành Văn hóa tỉnh tổ chức thực hiện. Nhà văn Nguyễn Phúc Lai lúc đó là Giám đốc Sở Văn hóa đã coi việc làm ấy là tâm nguyện của mình trước danh nhân. Ông Nguyễn Phúc Lai đã có nhã ý mời tôi nếu có điều kiện thì cùng đi Nam Ninh.
Đoàn công tác của Sở VHTT Hưng Yên lên đường đi tìm di cốt tướng quân vào tháng 4/2001. Trước khi lên đường đi Nam Ninh, đoàn đến Xuân Dục quê hương tướng quân để làm lễ tại nhà thờ họ Nguyễn và ngôi miếu dưới gốc đề cụ Tán, nơi xưa kia nghĩa quân đặt chòi canh kiểm soát mọi động tĩnh trên quốc lộ số 5. Nhà thờ cụ Tán mới xây, trên ban thờ có ảnh cụ Tán là bức vẽ cụ Tán mặc áo lương, đội khăn xếp vẻ mặt quắc thước hiền hậu dáng nhà Nho hơn là một vị tướng.
Đoàn đến thành phố Nam Ninh mang theo tâm thế đi tìm di cốt người anh hùng với lòng thành kính, là đi tìm bằng “nội cảm” Việc ấy thiêng liêng. Nếu không thấy được tàn cốt tướng quân thì cũng xin lấy nắm đất xứ ấy đưa về. Nhà văn Nguyễn Phúc Lai kể: “Tài liệu mà chúng tôi có trong tay là một bài báo cũ in ở Quảng Tây, có chụp phần đầu bài viết và ảnh phần mộ cụ Tán Thuật tại núi Vạn Thọ Cương… Ngoài ra một số thông tin của cố sử gia Trần Huy Liệu, rằng mộ Nguyễn Tiên sinh nằm ở nghĩa trang TP Nam Ninh…
Nhưng khi đến nơi câu chuyện lại hoàn toàn bất ngờ. Những hình dung trong tôi lâu nay về nơi yên nghỉ của cụ Tán ở nghĩa trang Vạn Thọ Cương nào đó khác hẳn với những gì trước mắt chúng tôi, khi anh Hoàng, người cán bộ Cục Văn vật địa phương chỉ cho chúng tôi nơi ấy. Anh Hoàng bảo: Phần mộ chỗ này là của một người Việt Nam. Bia có tên Nguyễn Thiện Thuật. Trán bia phẳng, mộ bằng đất có xây gạch chung quanh nhưng đã được cải táng… Năm 1999 sau khi tiếp công văn của Sở Văn hóa Lạng Sơn gửi sang, chúng tôi lại lên đây thì thấy mộ đã được ai đó chuyển đi đâu…”.
Lòng chúng tôi chùng xuống, chưa hẳn là nỗi thất vọng nhưng buồn quá. Nhà văn kể tiếp: “Lúc ấy có cụ già tên là Hoàng Chi Liên kể lại rằng, bảy tám năm trước, có một chiếc ôtô loại 12 chỗ đến đây bốc mộ, sau đó đưa lên xe chuyển đi đâu không ai rõ… Trở về khách sạn vào tối hôm đó chúng tôi rã rời, hụt hẫng.
Những câu hỏi được đặt ra: Ai là người chuyển phần mộ cụ Tán đi? Thế rồi trong muôn một vẫn có cái may. Tô Định Tiêu người hướng dẫn du lịch đã tiết lộ có người dì kết nghĩa với mẹ anh ta là người Việt Nam. Bà ấy thường kể đến nghĩa trang thắp hương cho những người Việt Nam ở đó…
Vậy là đoàn lại nhờ anh Tô dẫn đến tìm người đàn bà ấy. Qua người đàn bà tên là Tân, chúng tôi được biết thêm bà Mỹ và ông Huy đều là Việt kiều ở Nam Ninh. Lại một chuyến xe ôtô đến một nghĩa trang khác trên ngọn đồi có tên Đồi Lính Tiên sinh thuộc thôn Đại Lĩnh.
Chúng tôi được đưa đến trước một ngôi mộ bê tông chưa kịp sẫm màu thời gian. Đầu ngôi mộ là tấm bia đá trắng ngà, đặt trên bệ đá. Giữa bia là một hàng chữ lớn Nguyễn Thiện Thuật bia mộ và hai bên là hai hàng chữ bé được khắc chìm nét chữ sắc sảo Việt Nam chống Pháp danh tướng và Cạnh Ngọ trùng tu, Hoàng Văn H. Vậy là mộ cụ Tán đây rồi. Người đồng hương ấy đã tìm đưa cụ về đây bên những liệt sĩ đồng hương Việt chăng?
Chúng tôi vơ vội xác lá xung quanh, gỡ mấy cái dây leo trên mộ rồi thắp hương khấn vái cụ. Chiều nghĩa trang vắng lặng, chỉ có tiếng phi lao hát trong gió…”. Ông Lai kể lại cảm xúc khi ấy với vẻ xúc động mạnh. Sau phút ngỡ ngàng và sung sướng, lại nghẹn lòng nỗi xót thương người nằm dưới mộ. Hoàn cảnh đất nước và triều chính lúc ấy buộc ông phải xa lìa Tổ quốc. Dẫu là anh hùng hào kiệt mà nửa đời còn lại đứng bên này trông vời cố quốc lòng đau mà không thể trở về thì nỗi đau ấy lớn biết nhường nào!…
Tìm được nơi yên nghỉ của tướng quân rồi, nhưng bởi nhiều lý do, mãi đến đầu năm 2005 việc đưa hài cốt cụ Tán về nước mới được thực hiện. Sáng ấy ngày 17 tháng Chạp năm 2004 tức 26/1/2005, từ Hưng Yên ông Nguyễn Phúc Lai điện cho tôi bảo: “Bên Nam Ninh – Trung Quốc, đoàn công tác vừa điện về báo tin mộ cụ Tán vẫn còn, vừa bật nắp đã thấy di cốt. Trong mộ còn tấm bia cũ ở thôn Quan Kiều chuyển sang”.
Ông Lai sung sướng nói như reo: “Vậy là tôi thoả nguyện rồi Tân Linh ạ. Tôi đã dặn anh Hiếu, Giám đốc Bảo tàng đưa cả tấm bia về làm kỷ vật…”. Ngày 19 tháng Chạp, ông Lai dặn tôi chờ đi cùng lên Hữu Nghị quan để đón đoàn về…
Mấy ngày giáp Tết năm ấy tôi có mặt ở Mỹ Hào và chứng kiến tình cảm nồng ấm của nhân dân quanh vùng tụ về Xuân Dục thắp nén nhang lên bàn thợ cụ Tán mừng cụ trở về sau 115 năm lưu lạc xứ người… Lễ an táng được tổ chức trọng thể, có đám rước, lễ truy điệu cụ với hàng nghìn bà con khắp xứ về dự. Lòng mỗi người thành kính như thành kính với tình yêu Tổ quốc sẵn có trong từng trái tim Việt…
Cuộc đoàn viên lớn ấy cũng là cuộc đoàn viên muộn của một danh nhân với quê hương. Cụ Tán Thuật đã quy cố quốc. Còn bao nhiêu người nữa từng lên đường theo cụ năm nào bây giờ phiêu bạt những đâu qua hàng thế kỷ đầy biến động bởi sự xô dạt qua sóng gió lịch sử của cả hai đất nước mà đến nay chưa có cuộc đoàn viên?
Lá rụng về cội. Tôi tin điều ấy là một an ủi, với vong linh cụ nơi vĩnh hằng, khi tàn cốt Người đã được trở về trong lòng đất mẹ