Home / Tổng hợp / Các quy định của pháp luật về lưu chiểu báo chí là gì? (P1)

Các quy định của pháp luật về lưu chiểu báo chí là gì? (P1)

Có thể bạn chưa biết dưới đây là danh sách Lưu chiểu là gì hay nhất được tổng hợp bởi tintradao và lựa chọn từ đánh giá người dùng

Lưu chiểu được hiểu là việc nộp xuất bản phẩm để lưu giữ, đối chiếu, kiểm tra, thẩm định. Trong đó, căn cứ theo Luật Xuất bản năm 2012, Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức như: sách in; sách chữ nổi; tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp; các loại lịch; bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.

Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về lưu chiểu báo chí? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Khái quát về báo chí

Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử, trong đó:

– Báo in là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiện bằng phương tiện in để phát hành đến bạn đọc, gồm báo in, tạp chí in.

– Báo nói là loại hình báo chí sử dụng tiếng nói, âm thanh, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau.

– Báo hình là loại hình báo chí sử dụng hình ảnh là chủ yếu, kết hợp tiếng nói, âm thanh, chữ viết, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau.

– Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử.

Các quy định về việc thực hiện chế độ lưu chiểu

Cơ quan báo chí phải thực hiện chế độ lưu chiểu theo quy định tại Khoản 1, Điều 52, Luật Báo chí năm 2016 như sau:

– Đối với báo chí trung ương và báo chí in tại Hà Nội, cơ quan báo chí phải nộp năm bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương chậm nhất là 08 giờ sáng của ngày phát hành;

– Đối với báo chí in tại địa phương, cơ quan báo chí phải nộp hai bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương chậm nhất là 08 giờ sáng của ngày phát hành, đồng thời nộp năm bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương qua hệ thống bưu chính;

– Cơ quan báo nói, báo hình có trách nhiệm lưu giữ toàn bộ chương trình đã truyền dẫn, phát sóng, thông tin về nguồn tín hiệu sử dụng để chuyển tiếp sóng phát thanh – truyền hình trung ương trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày truyền dẫn, phát sóng; cung cấp tín hiệu truyền dẫn, phát sóng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác lưu chiểu điện tử;

– Cơ quan báo điện tử phải thực hiện chế độ lưu trữ nguyên vẹn nội dung thông tin đăng, phát trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đăng, phát để phục vụ công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước.

Các quy định về việc nộp báo in lưu chiểu

– Khi nộp báo in lưu chiểu, cơ quan báo chí phải ghi rõ báo in nộp lưu chiểu, số lượng phát hành, ngày, giờ nộp lưu chiểu, chữ ký của người đứng đầu cơ quan báo chí hoặc người được ủy quyền.

– Báo in được in lại phải nộp lưu chiểu như in lần thứ nhất.

– Báo in nộp lưu chiểu qua hệ thống bưu chính được ưu tiên chuyển nhanh nhất đến cơ quan nhận lưu chiểu. Thời gian nộp lưu chiểu căn cứ vào dấu bưu chính nơi chuyển đi.

– Cơ quan báo in phải nộp năm bản ấn phẩm báo in để lưu giữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Xem thêm:

Các quy định của pháp luật về lưu chiểu báo chí là gì? (P2)

Tổng hợp các bài viết về Luật Báo chí

Luật Hoàng Anh

About

Check Also

Mô Hình Cuộc Họp Town Hall Là Gì ? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích

Mô Hình Cuộc Họp Town Hall Là Gì ? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích

Duới đây là các thông tin và kiến thức được cập nhật chi tiết và đầy đủ nhất town hall meeting là gì hay nhất và nhanh nhất được tổng hợp đầy đủ bởi chúng tôi